Drama chốn công sở
Đăng ngày: 14/12/2023
Chốn văn phòng hay thâm cung nội chiến?
Với hơn 200 giờ khai vấn như vậy, chắc chắn chị đã được lắng nghe rất nhiều chia sẻ từ những người đi làm. Vậy đâu là vấn đề chị thường xuyên nghe các bạn đề cập vậy ạ?
Nhóm đối tượng khách hàng mà mình thường hay khai vấn có 2 nhóm: Một là các bạn trẻ mới đi làm, hai là quản lý cấp trung.
Khi đi làm lúc nào mình cũng muốn trông thật “xịn sò”, điều này dẫn đến áp lực luôn so sánh sao bạn mình làm lương cao quá, bạn mình đi làm công ty lớn quá, hoặc là bạn mình đạt level cao quá còn mình chỉ là một người rất là bình thường. Rất nhiều bạn sẽ bị trăn trở với những câu chuyện như vậy.
Tại trang cộng đồng Thức Dậy Không Đi Lầm của Việc Làm 24h, tụi em thường xuyên nhận được những chia sẻ, những “lời cầu cứu” của các bạn trẻ đang mắc kẹt trong áp lực nơi công sở, chẳng khác gì chốn thâm cung nội chiến khốc liệt. Mình sẽ bắt đầu ngay với câu chuyện đầu tiên nha chị.
Thật sự trải nghiệm của bạn với công việc đầu tiên này không dễ dàng gì. Hy vọng bây giờ bạn đã cảm thấy đỡ hơn một chút!
Trong câu chuyện của bạn, chị thấy được từ khóa “áp lực”, bạn bị áp lực từ công việc, từ sếp, áp lực bởi tiếng chuông điện thoại ngoài giờ làm, áp lực vì không thể đi ra ngoài gặp bạn bè và áp lực cuối cùng mà bạn chia sẻ chính là bạn không thể nói với bố mẹ hay bất kì ai về những cái khó khăn mà bạn đang gặp phải. Bạn giữ tất cả những điều đó cho bản thân mình và đấy là lý do vì sao bạn bật khóc.
Sau nhiều năm đi làm và nhìn lại tình huống này, nhiều người trưởng thành dễ dàng thốt lên “Trời ơi nếu không làm được thì mình nghỉ, có vấn đề gì đâu!”. Nhưng đối với một bạn trẻ mới đi làm, với áp lực không dám nghỉ vì vấn đề tiền bạc thì mình đoán có thể làm công việc này thu nhập không quá cao hoặc bạn chưa đủ tự tin, chưa có đủ nguồn tài chính bước ra khỏi vùng an toàn. Dù đây chưa thực sự an toàn nhưng đối với bạn thì ít nhất bạn cũng có một công việc để làm.
Đối với tình huống này mình nghĩ rằng có 3 điều mà mình muốn chia sẻ với các bạn. Điều thứ nhất bạn cần xác định đâu là điều thực sự quan trọng đối với bạn trong thời điểm này, một công việc ổn định, sự thoải mái hay một cơ hội mới.
Điều thứ hai mình mong bạn có thể cân nhắc, sau 2 năm đi làm thì đâu là điều bạn đã đạt được và bạn có tự tin bước ra khỏi tình huống hiện tại hay không. Ở đây không phải bạn bước ra là xin nghỉ không làm gì hết mà là có thể bước ra khỏi tình huống hiện tại và chia sẻ với sếp về những áp lực, bước ra để chia sẻ với bạn bè, với bố mẹ.
Điều thứ ba, nếu như bây giờ bạn không thể chịu nổi áp lực đấy nữa thì đâu là giải pháp thay thế của bạn, đâu là là điều bạn có thể làm khác. Những áp lực này nếu kéo dài, bạn sẽ rất mệt mỏi, liệu bạn có nguồn lực nào khác để thay đổi tình huống này không.
Hy vọng những chia sẻ của chị Trang sẽ giúp bạn cảm thấy bớt mệt mỏi và quãng thời gian sắp tới sẽ ngọt ngào hơn. Cùng đến với câu chuyện thứ 2.
Khi chị nghe câu chuyện này thì chị cũng thấy được một niềm vui lóe lên bên cạnh sự chua chát là bạn này dám dũng cảm bước ra khỏi môi trường làm việc toxic cũ. Khi bạn dũng cảm bước ra, đó cũng là một điều đáng mừng. Vậy chuyện tiếp theo sẽ cần quan tâm tới là khi chúng ta bước ra khỏi môi trường cũ, làm thế nào để tìm được một môi trường mới. Bạn cần tự đặt câu hỏi mình đang bế tắc vì lý do gì? Bạn bế tắc vì không có việc làm hay là bế tắc vì chọn rất nhiều rồi nhưng vẫn không ra được hay bế tắc bởi vì được đi phỏng vấn nhưng không thể vượt qua vòng phỏng vấn.
Thế thì mình chậm lại một chút và xem xét lại CV và công việc mà bạn đang tìm kiếm: Bạn đang tìm kiếm một công việc như thế nào, bạn đang tìm kiếm một công ty hay môi trường làm việc ra sao. Đối với CV thì đâu là thế mạnh, thành tựu của bạn có phù hợp với công việc và môi trường mà bạn đang tìm kiếm hay chưa. Bạn có thể nhờ những người quen biết xem lại CV đó đã ổn hay chưa trước khi bạn nộp. Khi có sự chọn lọc, bạn sẽ không phải nộp 50 công ty nữa mà có chỉ 10 công ty thôi nhưng những nơi đó thật sự phù hợp với mình.
Bên cạnh đó, trong lúc bạn đang chờ đợi đó, đâu là điều bạn có thể làm để tăng giá trị bản thân, bạn có đang học gì không, có thể là một khóa học ngắn hạn thôi thêm vào CV. Cuối cùng, kỹ năng phỏng vấn là một kỹ năng rất quan trọng. Hãy rèn luyện và chuẩn bị cho nó. Khi bạn có sự rèn luyện và chuẩn bị cùng với sự tự tin vào năng lực và thành tích bản thân đạt được thì mình tin bạn sẽ vượt qua được thôi. Trước đây bạn đã từng đi làm, có nghĩa là bạn đã vượt qua được những vòng phỏng vấn trước rồi và mình hãy xem xét lại các bước đó. Xin chúc bạn sẽ sớm tìm được công việc phù hợp.
Xem thêm: Rải CV nhiều nơi mà chưa xin được việc là do chưa biết đến bí kíp này!
Cảm ơn chia sẻ của chị. Đây là câu chuyện thứ 3.
Trong tình huống này, cách ứng xử thông thường chị hay thấy là trong lúc đang cay cú bực mình, nhiều bạn có thể đập bàn đập ghế, hỏi ủa sao mày lại cướp công hoặc lập tức lên mách sếp, sếp ơi đây là việc của em làm. Nhưng làm như thế liệu có phải là cách ứng xử phù hợp trước drama công sở hay không. Trong trường hợp này, ít nhất bạn gửi câu hỏi nghĩa là bạn đã bình tĩnh lại và không bộc phát cảm xúc thái quá tại thời điểm đó. Sự bình tĩnh là một điều tốt.
Bước thứ hai, sau khi bình tĩnh mình cần xem lại quy trình làm việc của bản thân, lúc làm việc có ai biết rằng bạn là người đưa ý tưởng hay proposal đó không và điều gì đã khiến đồng nghiệp biết được ý tưởng của bạn. Bước tiếp theo hãy tìm hiểu lý do vì sao bạn ấy lại làm như vậy bạn ấy cướp của mình hay thật sự bạn ấy có một ý tưởng tương tự. Mình hãy tìm hiểu lý do và câu chuyện từ phía đối phương.
Trong trường hợp drama công sở này người bạn ấy thừa nhận đã cướp công, bạn hãy đề xuất cách ứng xử phù hợp như: bạn ấy viết email thông báo với mọi người và ghi nhận công sức của tôi. Nếu người đó kiên quyết không đồng ý, bạn có thể đưa thêm cách ứng xử khác như trình bày với cấp trên, báo cáo với phòng nhân sự, hoặc gọi hotline công ty để mọi người có thể hiểu được câu chuyện và tình cảnh của mình.